“Kể từ ngày 17/10/2018, các hệ thống bán lẻ cần sa sẽ được điều hành bởi chính quyền tỉnh. Tôi mong quá trình chuyển đổi này sẽ diễn ra trơn tru và theo đúng trật tự”, Thủ tướng Canada Justin Trudeau phát biểu hôm 20/6/2018 trong một buổi họp báo tại Ontario. Được biết, ngày 19/6/2018 vừa qua, Thượng viện Canada cũng đã phê chuẩn luật hợp pháp hóa cần sa. Vậy dự luật trên có phải là một bước đi khôn ngoan của Canada hay chỉ là một dự luật điên rồ cần phê phán/biểu tình phản đối?
Thủ tướng Canada, ông Justin Trudeau. Nguồn: internet |
Tại Việt Nam, có hơn 210.000 người nghiện ma túy ở mọi thành phần xã hội và lứa tuổi. Tình hình buôn bán, sản xuất, vận chuyển ma túy với quy mô ngày càng lớn, đặc biệt là việc mua bán và sử dụng ma túy tổng hợp tăng nhanh trong thanh thiếu niên. Thông tin trên được đưa ra tại Lễ mít tinh hưởng ứng Tháng Hành động phòng, chống ma túy và Ngày Toàn dân phòng, chống ma túy 26/6 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an và UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức, sáng 10/6/2017. Trong khi đó, điều 194 Bộ luật hình Hình sự Việt Nam hiện hành cũng đã quy định về Tội mua bán trái phép chất ma túy với mức án từ phạt tù, tù chung thân hoặc thậm chí tử hình tùy theo mức độ vi phạm. Vậy nguyên do là gì? Tại sao đã cấm mạnh tay vậy mà tội phạm ma túy vẫn tăng nhanh với một quy mô ngày càng lớn? Hãy xét 2 trường hợp sau với giả thiết rằng thị trường của hai trường hợp là đồng nhất trước khi thi hành biện pháp cấm hoặc giáo dục.
Trường hợp 1: Cấm
+ Về Cầu: Khi cấm, rất ít con nghiện sẽ từ bỏ thói quen sử dụng trước phản ứng giá cao do cung giảm. Đối với con nghiện thì giá nào cũng phải mua. Do đó phản ứng về cầu không biến đổi nhiều khi thay đổi giá hay ta có thể nói: cầu ít co giãn, đường cầu dốc (Ed<1).
+Về Cung: Do bị cấm nên cung giảm, đường cung tịnh tiến sang trái (S1->S2). Mặt khác, chất gây nghiện (ma túy) là loại hàng hóa có thể tàng trữ lâu dài được nên cung co giãn nhiều, đường cung thoải (ES>1).
Từ dữ liệu trên, ta có biểu đồ cung cầu như hình 1
Doanh thu của con buôn trước khi cấm sẽ là: TR = PxQ= 10x10=100 (đơn vị)
Doanh thu của con buôn sau khi cấm sẽ là: TR = PxQ= 8x18=144 (đơn vị)
Như vậy, đối với con buôn, doanh thu đã tăng lên 44 đơn vị sau khi bị cấm; còn đối với con nghiện, phải trả đến 18 đơn vị, cao hơn 8 đơn vị so với trước khi cấm.
Vì giá càng ngày càng cao trong khi nhu cầu không thay đổi, con nghiện phải đi ăn cắp để được thỏa mãn nhu cầu. Như vậy việc ngăn cấm đã vô tình tạo thêm doanh thu cho con buôn đồng thời làm gia tăng tội phạm cho xã hội hơn do đẩy con nghiện vào bước đường cùng.
Trường hợp 2: Giáo dục + Truyền thông
Một cách tiếp cận vấn đề khác là giáo dục. Khi được giáo dục về tác hại của thuốc (sử dụng thuốc sẽ làm giảm tuổi thọ, làm giảm thời gian bên người thân và gia đình,...) người tiêu dùng sẽ có xu hướng giảm cầu. Khi đó, đường cầu tịnh tiến sang trái như hình 2 (d1->d2).
Doanh thu của con buôn trước khi người tiêu dùng được giáo dục/truyền thông sẽ là: TR = PxQ= 10x10=100 (đơn vị) [như trường hợp 1 vì giả thiết]
Doanh thu của con buôn sau khi người tiêu dùng được giáo dục/truyền thông sẽ là: TR = PxQ= 8x5=40 (đơn vị)
Như vậy, doanh thu của con buôn đã bị giảm đi đáng kể, lượng tiêu thụ đã giảm đi với quy mô lớn, bên cạnh đó giá cũng giảm.
Khi giá càng ngày càng giảm, đối với con buôn tại điểm cận biên ΔB < ΔC (chi phí lớn hơn lợi ích). Do đó, theo quy luật cung, số lượng con buôn rút khỏi thị trường ngày càng nhiều hay nói cách khác, số con buôn giảm dần.
Trường hợp mở rộng: Ngắn hạn và Dài hạn (Short run & Long run)
Một số ý kiến cho rằng: Cầu về ma túy có thể không co giãn trong ngắn hạn nhưng giá cao có thể làm cầu co giãn hơn trong dài hạn vì giá cao có thể sẽ hạn chế việc thử ma túy trong giới trẻ và theo thời gian sẽ làm giảm số người nghiện ma túy. Trong trường hợp này, việc cấm ma túy có thể làm tăng tội phạm trong ngắn hạn nhưng nếu xét về dài hạn, con số này có thể giảm. Nhưng liệu khi cấm mà bỏ quên tác động của giáo dục, suy cho cùng là nhận thức của người tiêu dùng thì đây có phải là một ý kiến hay?
Trường hợp mở rộng: Ngắn hạn và Dài hạn (Short run & Long run)
Một số ý kiến cho rằng: Cầu về ma túy có thể không co giãn trong ngắn hạn nhưng giá cao có thể làm cầu co giãn hơn trong dài hạn vì giá cao có thể sẽ hạn chế việc thử ma túy trong giới trẻ và theo thời gian sẽ làm giảm số người nghiện ma túy. Trong trường hợp này, việc cấm ma túy có thể làm tăng tội phạm trong ngắn hạn nhưng nếu xét về dài hạn, con số này có thể giảm. Nhưng liệu khi cấm mà bỏ quên tác động của giáo dục, suy cho cùng là nhận thức của người tiêu dùng thì đây có phải là một ý kiến hay?
Tài liệu tham khảo:
1. Bài báo "Canada hợp pháp hóa cần sa từ tháng 10"-Zing.vn đăng ngày 21/6/2018
2. Bài báo "Cả nước có hơn 210.000 người nghiện ma túy" -Thời báo tài chính Việt Nam online đăng ngày 10/6/2017
3. Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999
4. N. Gregory Mankiw - Principles of Economics (6th Edition)
5. Kinh tế vi mô - Nhà xuất bản Kinh tế TP.HCM năm 2014
5. Kinh tế vi mô - Nhà xuất bản Kinh tế TP.HCM năm 2014
0 comments:
Post a Comment