1. Khái niệm: Tổng sản phẩm quốc gia GNP (hay Tổng thu nhập quốc gia GNI) đo lường tổng giá trị và hàng hóa và dịch vụ cuối cùng của một nền kinh tế do công dân một nước sản xuất ra trong một khoảng thời gian nhất định.
![]() |
Sự khác nhau giữa GDP (tổng sản phẩm được sản xuất ra trong một lãnh thổ) và GNP (tổng sản phẩm theo sở hữu của từng nước). Nguồn: Market Business News |
2. Cách tính GNP/GNI
GDP là tổng sản phẩm quốc nội
NFP (Net Foreign payments from abroad): Thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài, hay còn gọi là thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài, một số tài liệu hiện nay ghi là "Primary Income"
NFP = IFFI - OFFITrong đó,
IFFI (Inflow of Foreign Factor Income): thu nhập từ nước ngoài chuyển vào. Vd: Lao động VN làm việc tại Hàn, nhận lương và gửi một phần về VN. Công ty VN mở công ty tại Campuchia có lợi nhuận gởi về,...
OFFI (Outflow of Foreign Factor Income): thu nhập từ trong nước chuyển ra. Ví dụ: Samsung hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và gửi lợi nhuận về Hàn Quốc. Người nước ngoài mua cổ phiếu Vingroup. Họ nhận được cổ tức và chuyển về nước họ.
Thu nhập ở đây, có thể là:
+ Lợi nhuận đầu tư (Khoản vốn bỏ ra không được coi là thu nhập)
+ Lãi tiết kiệm (Khoản tiền bỏ ra để tiết kiệm không được coi là thu nhập)
+ Lãi cổ phiếu/trái phiếu (Khoản tiền bỏ ra để mua cổ phiếu/trái phiếu không được coi là thu nhập)
B. GNDI
1. Khái niệm:
Tổng thu nhập khả dụng Quốc Gia (GNDI - Gross National Disposable Income) là tổng thu nhập cuối cùng mà quốc gia có thể toàn quyền sử dụng.
2. Cách tính GNDI:
NTR (Net transfers from abroad): Chuyển nhượng ròng từ nước ngoài, phản ánh các giao dịch một chiều như là viện trợ nước ngoài hay trợ giúp nhân đạo xuyên biên giới (ví dụ Hội Chữ thập Đỏ). Một số tài liệu hiện nay ghi là "Secondary Income"
NTR = Nhận cho không từ nước ngoài (kiều hối/viện trợ không hoàn lại của Nhật Bản cho VN/...) - Chi cho không nước ngoài (viện trợ VN cho Cuba/...)Khái quát, ta có:
1. Khái niệm: Cán cân thanh toán (Balance of Payments, BOP) là một bảng dữ liệu cung cấp thông tin về kết quả của các giao dịch quốc tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới thể hiện qua hai tài khoản chính, bao gồm
1.1. Tài khoản vãng lai (CA): ghi chép tất cả giao dịch hàng hóa và dịch vụ như giá trị xuất khẩu, nhập khẩu, các khoản nhận hay thanh toán thu nhập
1.2. Tài khoản vốn và tài chính (KA): ghi chép các khoản vay hay cho vay nước ngoài, các dòng đầu tư trực tiếp và gián tiếp với nước ngoài diễn ra trong một thời kỳ cụ thể - thường là một năm.
(*) Theo lý thuyết, CA và KA nghịch dấu nhau. Tuy nhiên, thực tế có thể khác:
+ Nếu CA, KA cùng âm: Thâm hụt kép
+ Nếu CA, KA cùng dương: Thặng dư kép
2. Tính chất
Thay đổi dự trữ ngoại hối ΔFR mang dấu âm “-“ có nghĩa là dự trữ ngoại hối FR tăng. Ngược lại, ΔFR mang dấu dương “+“ có nghĩa là dự trữ ngoại hối FR giảm.
Khi CA+KA+∆FR ≠0 thì khi đó, xuất hiện EO (Errors and Ommissions): Sai và sót. Đó là các khoản giao dịch thực tế có phát sinh giữa trong và ngoài nước nhưng không được khai báo hải quan hoặc khai giá trị sai với giá trị thực tế nhằm tránh thuế. Nếu EO càng lớn, thể hiện sự bất ổn vĩ mô. Khi EO xuất hiện thì BOP = CA + KA + EO
Như vậy, ta có thể tổng quát như sau:
A là tổng chi tiêu trong nước, A = C + I + G
Tham khảo:
1. Thầy Châu Văn Thành - Hạch toán thu nhập quốc gia và cán cân thanh toán
2. Kinh tế vĩ mô - NXB Kinh tế TP.HCM
0 comments:
Post a Comment