HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG - ĐƯỜNG ĐẲNG ÍCH

Đường đẳng ích là một  phương pháp cơ bản của thuyết hình học. Thuyết hình học dựa trên 3 giả thiết cơ bản về sở thích:
- Sở thích có tính hoàn chỉnh: người tiêu dùng có thể so sánh, sắp xếp thứ tự ưu tiên mức thỏa mãn mà các phối hợp khác nhau giữa hai hay nhiều hàng hóa mang lại. Ví dụ:
+ Phối hợp A: 1 chiếc Macbook (sau đây gọi tắt là Mac) và 5 chiếc IPhone X (sau đây gọi tắt là IPX)
+ Phối hợp B: 2 chiếc Mac và 3 chiếc IPX.
-> Nếu là người thích Mac hơn IPX thì người đó sẽ ưu tiên chọn phối hợp B vì mức thỏa mãn (TU) của B cao hơn mức thỏa mãn của A. Khi đó, ta nói: TU< TUB. Ngược lại, nếu người đó thích IPX hơn là thích Mac thì người đó sẽ ưu tiên chọn phối hợp A. Khi đó, TU> TUB.
- Người tiêu dùng luôn thích nhiều hàng hóa hơn là ít hàng hóa (với điều kiện hàng hóa đó tốt).
- Sở thích có tính bắc cầu: nếu người đó thích hàng hóa A hơn hàng hóa B và thích hàng hóa B hơn hàng hóa C thì có nghĩa là người đó thích hàng hóa A hơn hàng hóa C. Tóm tắt qua biểu thức, ta có: TUA > TUB  và  TUB > TUC => TUA > TUC

1. Đường đẳng ích (Đường bàng quang) - U
1.1. Khái niệm: Đường đẳng ích là tập hợp các phối hợp giữa hai sản phẩm mang lại một mức thỏa mãn như nhau cho người tiêu dùng. Các đường đẳng ích càng xa gốc tọa độ O thì mức thỏa mãn càng cao vì người tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn.
Sở thích của người tiêu dùng là tập hợp các đường đẳng ích tương ứng với các mức thỏa mãn khác nhau. Tập hợp các đường đẳng ích trên một đồ thị được gọi là sơ đồ đẳng ích.

1.2. Tính chất của đường đẳng ích:
1.2.1. Dốc xuống về bên phải: điều này phản ánh thực tế, người tiêu dùng khi giảm lượng tiêu thụ sản phẩm này thì phải tăng lượng tiêu thụ sản phẩm kia để tổng hữu dụng không đổi.

1.2.2. Các đường đẳng ích không cắt nhau: Gỉa sử hai đường đẳng ích (U1) và (U2) cắt nhau như sau:
Khi đó, do hai phối hợp A và C cùng nằm trên (U1) nên: TUA = TU(1)
Tương tự, do hai phối hợp B và C cùng nằm trên (U2) nên: TUB = TU(2)
Từ (1) (2) => TUA = TUB (theo tính chất bắc cầu). Tuy nhiên, điều này mâu thuẫn với giả thuyết thích có nhiều hàng hóa hơn là có ít hàng hóa.

1.2.3. Lồi về phía gốc tọa độ: độ dốc của đường đẳng ích thể hiện tỷ lệ mà người tiêu dùng muốn đánh đổi giữa hai loại sản phẩm giảm dần, tỷ lệ này được gọi là tỷ lệ thay thế biên. 

1.3. Tỷ lệ thay thế biên: Tỷ lệ thay thế biên của X cho Y (MRSXY) là số lượng sản phẩm Y cần giảm xuống để sử dụng thêm 1 sản phẩm X nhằm đảm bảo mức thỏa mãn là không đổi.
MRSXY = ΔY/ΔX
(*) Độ dốc âm và giảm dần của đường đẳng ích là do quy luật biên giảm dần chi phối. Trên đồ thị, MRS là độ dốc của đường đẳng ích. 

Mối quan hệ giữa MRSXY  với  MUvà MUY
Ta có: MUΔTUX/ΔX và MUΔTUY/ΔY (1)
Để đảm bảo tổng hữu dụng không đổi thì: ΔTU+ ΔTUX = 0 (2)
Sở dĩ ΔTUX trái dấu ΔTUY là vì khi giảm một lượng TU thì tăng được một lượng TUY
Từ (1) (2), ta có: MUYΔY = - MUΔX ->  ΔY/ΔX = - MUX/MUY = MRSXY = |Độ dốc đường đẳng ích|
Vậy, tỷ lệ thay thế biên MRSXY cũng chính là tỷ số hữu dụng biên của hai sản phẩm X và Y

Minh Tran

minhphuocbaotran.blogspot.com

0 comments:

Post a Comment