Bảng cân đối kế toán (Balance Sheet) chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của DN theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định (cuối quý, cuối năm).
A. Khái quát
A. Khái quát
Theo định nghĩa trên, ta có cấu trúc của một bảng cân đối kế toán gồm hai phần: Tài sản và Nguồn vốn.
Phần tài sản phản ánh những gì doanh nghiệp có. Trong khi, phần nguồn vốn phản ánh nguồn gốc hình thành nên tài sản đó.
Phần Tài sản (cột màu xanh dương) được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần trong khi Phần Nguồn vốn (cột màu đỏ) được sắp xếp theo tính ổn định tăng dần.
Tính thanh khoản hay tính lỏng là khả năng chuyển hóa thành tiền mặt của tài sản. Tính ổn định là thứ tự ưu tiên trả nợ của DN.
Tính thanh khoản hay tính lỏng là khả năng chuyển hóa thành tiền mặt của tài sản. Tính ổn định là thứ tự ưu tiên trả nợ của DN.
Quan hệ cân đối tổng quát của Bảng cân đối kế toán thể hiện chính là phương trình kế toán cơ bản: TÀI SẢN = NGUỒN VỐN
Bảng cân đối kế toán chỉ thể hiện giá trị ở một thời điểm nhất định: số tài sản và nguồn vốn mà doanh nghiệp đang nắm giữ tại thời điểm nắm giữ. Bảng cân đối kế toán khác Bảng kết quả hoạt động kinh doanh ở chỗ: Bảng kết quả HĐ kinh doanh thể hiện con số trong suốt một thời kỳ còn bảng cân đối kế toán chỉ thể hiện con số tại một thời điểm nhất định. Do mang tính thời điểm nên bảng cân đối kế toán mang tính đột biến và tính nhất thời rất cao.
Trong phần tài sản,
Tài sản ngắn hạn là loại tài sản có khả năng luân chuyển trong một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh. Ngược lại, tài sản dài hạn là trên một năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh. Trong một chu kỳ kinh doanh hay trong một năm, tài sản dài hạn không thể chuyển hết toàn bộ giá trị của nó vào sản phẩm mà qua mỗi chu kỳ/mỗi năm, nó chỉ chuyển hóa một phần giá trị của mình vào sản phẩm.
Trong phần nguồn vốn,
Nợ phải trả gồm nợ chiếm dụng (nợ không cần phải trả lãi) và nợ vay (nợ buộc phải trả lãi)
Nợ phải trả khác vốn chủ sở hữu như sau:
(3) Chi phí sử dụng là gì? Tại sao chi phí sử dụng của của vốn chủ cao hơn nợ phải trả?
Chi phí sử dụng là chi phí mà DN phải trả cho bên vay khi vay vốn. Chi phí sử dụng của của vốn chủ cao hơn nợ phải trả (thể hiện qua cổ tức cao hơn lãi suất cho vay) do vốn chủ (hay cổ đông) chịu rủi ro cao hơn. Trên bảng kết quả kinh doanh, trước khi xác định lợi nhuận sau thuế thì trước đó, con số đã được trừ đi cho lãi vay, còn cổ đông thì chỉ nhận được cổ tức sau khi đã tính lợi nhuận sau thuế. Nghĩa là, bên cổ đông được hưởng theo lãi/lỗ của công ty (lời nhiều ăn nhiều, lời ít ăn ít) còn bên cho vay thì dù DN có lãi/lỗ thế nào, cũng phải trả một khoản tiền cố định theo lãi suất đã thỏa thuận. Trong trường hợp phá sản thì theo luật, chủ vay sẽ là người được ưu tiên thanh toán. Do đó, bên vốn chủ sở hữu (cổ đông) yêu cầu mức hiệu suất sinh lời (lãi) cao hơn bên nợ phải trả (bên cho vay).
B. Các chỉ tiêu cơ bản:
I. Tài sản
1. Tài sản ngắn hạn (Mã số 100)
1.1. Tiền và các khoản tương đương tiền (Mã số 110): phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo, bao gồm:
+ Tiền (Mã số 111): tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.
+ Các khoản tương đương tiền (Mã số 112): các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn ít hơn 3 tháng.
Mục này có tính thanh khoản rất cao, do đó, mục này số càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng tốt. Tuy nhiên, dự trữ tiền mặt cao không phải lúc nào cũng tốt, khi dự trữ tiền mặt lớn làm giảm khả năng sinh lời của tiền. Thậm chí có thể sinh lời âm nếu nền kinh tế lạm phát cao.
1.2. Đầu tư tài chính ngắn hạn (Mã số 120): lãi ngân hàng, cho vay ngắn hạn, mua bán chứng khoán (với điều kiện không phải là cổ đông chiến lược của công ty mà doanh nghiệp đang nắm cổ phần, nếu là cổ đông chiến lược, hạch toán nó ở đầu tư tài chính dài hạn), dự phòng đầu tư ngắn hạn. Đặc điểm của khoản đầu tư này là thời gian trả >= 3 tháng, nếu < 3 tháng thì nằm ở (112).
(*) Dự phòng: là khoản dự phòng được trích lập khi đầu tư bị thua lỗ.
1.3. Các khoản phải thu ngắn hạn (Mã số 130): là các khoản mà khách hàng và các bên liên quan đang nợ doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Đặc điểm của mục này là kỳ hạn phải <= 1 năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. Khoản này nói theo cách hiểu thông thường là khoản bán chịu. Phần lớn ngành nghề hiện nay đều sử dụng chính sách bán chịu. Bán chịu được xem như là một hình thức khuyến mãi nhằm thúc đẩy doanh thu, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, giúp xây dựng những mối quan hệ lâu dài hơn đối với đại lý/khách hàng. Tuy nhiên, bán chịu cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải chấp nhận những rủi ro nhất định và có thể chuyển thành bất lợi cho doanh nghiệp nếu khách hàng không trả. Mặt khác, bán chịu cũng làm tăng nhu cầu vốn lưu động.
(*) Tăng nhu cầu vốn lưu động: là việc mà thay vì cho khách hàng mua chịu, khách hàng có 3 tháng để trả, thì trong 3 tháng đó, DN có thể sử dụng khoản tiền đó để đi đầu tư tài chính hoặc sử dụng vào kinh doanh. Như vậy, ta đã bị mất khoản lãi được sinh ra từ khoản tiền cho mua chịu đó.
Tỷ lệ phần trăm chênh lệch khoản phải thu qua các kỳ nếu đem so với tốc độ tăng trưởng doanh thu thì ta sẽ biết được liệu doanh nghiệp có đang nới lỏng điều kiện bán hàng để thúc đẩy doanh thu trong ngắn hạn hay không. Nếu tỷ lệ này tăng đột biến thì chứng tỏ doanh nghiệp đó đang phải chịu rủi ro rất lớn và do đó cũng là rủi ro của ta khi đầu tư vào công ty này vì khoản mục này tính thanh khoản rất kém.
1.4. Hàng tồn kho (Mã số 140): là một loại tài sản có tính thanh khoản kém hơn so với mục 130, gồm tồn kho nguyên vật liệu và tồn kho thành phẩm.
Một số doanh nghiệp còn có tài sản ký gởi bán, đó là hình thức mà DN đặt sản phẩm của mình ở một đại lý nào đó, khi đại lý đó bán được và báo về thì khi đó DN mới loại trừ ra khoản mục hàng tồn kho. Nói cách khác, khi ký gởi bán thì tài sản đó vẫn nằm trên mục hàng tồn kho của DN.
Hàng tồn kho tăng đột biến ngoài lý do không bán được còn do yếu tố thời vụ: đó là khi DN muốn đón đầu thời cơ, tăng mức trữ hàng để khi giá cao có thể bán ra.
Do đó cần so sánh giữa tốc độ tăng trưởng hàng tồn kho và tốc độ tăng trưởng doanh thu để đánh giá được mức độ luân chuyển của hàng tồn kho này.
1.5. Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 150)
Các khoản này không tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh nhưng là những yếu tố phụ phải có. Đặc điểm của loại tài sản này thường không lớn, khó bị thu hồi khi bị phá sản.
2. Tài sản dài hạn (Mã số 200)
2.1. Khoản phải thu dài hạn (Mã số 210): khoản này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản do khoản này đến từ khách hàng mà khách hàng thường không nợ >1 năm hoặc >1 chu kỳ kinh doanh. Trừ trường hợp công ty đó có chính sách trả góp dài hạn.
2.2. Tài sản cố định (Mã số 220): là những phương tiện sản xuất kinh doanh chủ yếu có ảnh hưởng đến quyết định tới năng lực sản xuất kinh doanh của DN. Một DN có quy trình công nghệ sản xuất hiện đại, tự động hóa cao có thể giảm bớt chi phí nhân công và chi phí nguyên vật liệu.
- Tuy nhiên, tài sản cố định cũng có những rủi ro nhất định:
+ Làm tăng mức rủi ro kinh doanh do khấu hao tài sản cố định -> Tăng tổng định phí.
+ Tổng vốn đầu tư lớn rồi mà nếu tài sản không được khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả thì khả năng sinh lời của vốn giảm.
- Tài sản cố định gồm:
+ Tài sản cố định hữu hình (Mã số 221). Vd: máy móc, thiết bị,..
+ Tài sản cố định vô hình (Mã số 227). Vd: bằng phát minh, sáng chế công nghệ kỹ thuật,...
+ Tài sản cố định thuê tài chính (Mã số 224): là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
+ Chi phí xây dựng dở dang (Mã số 230)
2.3. Đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 250): phản ánh giá trị của những khoản đầu tư tài chính có thời hạn trên 1 năm (Đầu tư vào công ty con, công ty liên danh, liên kết, đầu tư chứng khoán dài hạn,...). Đây là một hoạt động đầu tư gián tiếp do việc đầu tư này không làm tăng năng lực sản xuất cốt lõi (Vd: Xây nhà máy mới, mua máy móc thiết bị mới,...). Tuy nhiên, hoạt động đầu tư này giúp DN có thể đa dạng hóa hoạt động đầu tư của mình, sử dụng vốn hợp lý hơn vì khi hoạt động đầu tư sang các công ty khác sẽ làm giảm rủi ro cho nguồn vốn DN.
(*) - Đối với đầu tư vào công ty con: khi DN đầu tư vào công ty A, biến A trở thành công ty con thì DN đó phải nắm giữ >51% cổ phần của công ty A (Tỷ lệ sở hữu: > 51%).
- Đầu tư vào công ty liên danh, liên kết: Tỷ lệ sở hữu 20-50%.
Nếu một DN có tỷ lệ đầu tư tài chính dài hạn cao nghĩa rằng DN đó đang sử dụng nguồn vốn để đầu tư ra khỏi lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của mình quá nhiều. Tại những lĩnh vực đó thì rất có khả năng cao, DN chưa có kinh nghiệm quản lý tốt do lĩnh vực đó không phải ngành nghề chuyên môn của mình -> Quản lý vốn chưa tốt. Điều này rất phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là các tập đoàn nhà nước.
2.4. Bất động sản đầu tư: giá trị các bất động sản thuộc sở hữu của DN nhưng không sử dụng để kinh doanh mà dùng để cho thuê hoặc bán.
II. Nguồn vốn:
1. Nợ phải trả (Mã số 300) gồm Nợ ngắn hạn và Nợ dài hạn.
1.1. Nợ ngắn hạn (Mã số 310): là các khoản nợ mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả trong vòng 1 năm. Nợ ngắn hạn có các khoản chính sau:
+ Phải trả cho người bán (Mã số 311): Chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng lớn nhất và là đặc thù của yếu tố sản xuất kinh doanh của DN, nó phản ánh số tiền còn phải trả cho người bán có thời hạn thanh toán còn lại không quá 12 tháng hoặc trong một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm lập báo cáo. Nói cách khác, đây là khoản mua chịu của DN.
+ Phải trả cho người mua trả trước (Mã số 312): phản ánh số tiền người mua ứng trước để mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định, bất động sản đầu tư và doanh nghiệp có nghĩa vụ cung cấp cho người mua không quá 12 tháng hoặc trong một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm lập báo cáo. Mục này thường thấy tại các DN đầu tư bất động sản. Đối với một số DN BĐS có uy tín, tỷ trọng mục này thường rất cao.
+ Phải trả cho người lao động (Mã số 314)
+ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Mã số 313)
+ Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn (Mã số 320): Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá trị các khoản doanh nghiệp đi vay, còn nợ các ngân hàng, tổ chức, công ty tài chính và các đối tượng khác có kỳ hạn thanh toán còn lại không quá 12 tháng tại thời điểm báo cáo.
1.2. Nợ dài hạn (Mã số 330): là các khoản nợ mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả dài hơn 1 năm. Đây là một loại nguồn vốn ổn định. Sự tăng lên của mục này giúp cho tình hình tài chính của DN được ổn định hơn. Tuy nhiên, DN cũng sẽ phải trả lãi suất vay cao hơn so với vay ngắn hạn (chi phí sử dụng vốn cao hơn).
2. Vốn chủ sở hữu (Mã số 410) là nguồn vốn thuộc chủ sở hữu DN, thể hiện tiềm lực tài chính của DN hay nói cách khác, vốn chủ sở hữu thể hiện niềm tin của họ vào triển vọng phát triển và khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của DN. Vốn chủ sở hữu càng lớn thì càng an toàn đối với các chủ nợ. Ví dụ: Một DN có vốn chủ sở hữu là 1 đồng và chỉ đi vay nợ 0.5 đồng thì đây được xem là an toàn với chủ nợ. Tuy nhiên, nếu DN đó đi vay 3 đồng thì sẽ không là một điểm tựa an toàn chút nào đối với chủ nợ khi cho vay.
Vốn chủ sở hữu bao gồm:
Vốn chủ sở hữu bao gồm:
2.1. Vốn góp của chủ sở hữu (Vốn đầu tư/cổ phần) (Mã số 411): là số vốn của chủ đầu tư bỏ ra lúc mới thành lập hoặc bổ sung sau trong quá trình kinh doanh.
+ Đối với DN không cổ phần, mục này phản ánh vốn thực góp của các chủ sở hữu căn cứ theo vốn điều lệ mà DN đã đăng ký. Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty để công bố cho các cổ đông.
+ Đối với DN cổ phần, nó phản ánh vốn góp trực tiếp của các chủ sở hữu theo mệnh giá cổ phiếu (ở VN, mệnh giá 1 cổ phiếu = 10.000 VND)
2.2. Thặng dư vốn cổ phần (Mã số 412) hay còn gọi là thặng dư vốn trong công ty cổ phần, đây là khoản chênh lệch giữa mệnh giá cổ phiếu với giá thực tế phát hành.
Thặng dư vốn cổ phần = ( Giá phát hành cổ phần – Mệnh giá) x SL cổ phần phát hành
Ví dụ: Một công ty cổ phần A có vốn cổ phần là 1,2 tỷ -> dự kiến phát hành 120.000 cổ phiếu với giá mỗi cổ phiếu là 10.000 đồng (theo quy định). Khi IPO, vì nhu cầu từ thị trường (cung<cầu) nên công ty A bán được mỗi cổ phiếu với giá là 15.000 đồng. Như vậy, sau khi IPO, công ty A bán hết số cổ phiếu nêu trên và thu được tổng cộng là 1,8 tỷ. Do đó, phần thặng dư vốn cổ phẩn là 0,6 tỷ.
2.3. Cổ phiếu quỹ (Mã số 415) là cổ phiếu do công ty phát hành và được mua lại bởi chính công ty phát hành nhưng công ty đó sẽ không hủy bỏ số cổ phiếu mua đó mà chỉ nắm giữ, đợi đợt phát hành tiếp theo trả cho cổ đông hoặc bán cho thị trường. Công ty sẽ mua cổ phiếu quỹ này khi thấy giá cổ phiếu công ty mình đang ở đáy và đợi khi nó ở đỉnh sẽ bán ra. Nói cách khác, đây chính là hình thức đầu tư vào chính công ty của mình.
2.4. Các quỹ của DN: Các quỹ này được hình thành từ lợi nhuận sau thuế, bao gồm:
+ Quỹ đầu tư phát triển (Mã số 418)
+ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp (Mã số 419)
+ Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu (Mã số 420)
Mức trích lập lợi nhuận sau thuế vào các quỹ của DN được xác định tại điều lệ hoạt động của DN.
2.5. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Mã số 421) là phần lợi nhuận tích lũy hàng năm nhưng chưa phân phối cho cổ đông, quỹ đầu tư.
Khi có lãi thì công ty có thể chia cổ tức cho cổ đông theo tỷ lệ % của mệnh giá. Ví dụ nếu trả cổ tức 10% thì có nghĩa là mỗi cổ phiếu (cho dù đang giao dịch ở bất cứ giá nào) cũng sẽ nhận được 1000 đồng. Ngày chốt quyền nhận cổ tức là trước “ngày giao dịch không hưởng quyền” và được thông báo trước từ khá lâu.
Khi trả cổ tức bằng tiền thì người nhận cổ tức phải chịu thuế thu nhập cá nhân từ phần vốn góp là 5%. Nhưng nếu lưu số tiền lợi nhuận này lại mà không chia thì giá cổ phiếu về lý thuyết sẽ tăng lên một lượng tương ứng làm thỏa mãn các cổ đông và công ty có tiền cho việc kinh doanh. Vì vậy nhiều công ty có thể không trả cổ tức cũng chẳng làm cổ đông bất mãn. Apple giữ một lượng tiền mặt lớn cũng vì đã lâu rồi không chia cổ tức bằng tiền.
DN có thể phát hành thêm cổ phiếu để lấy tiền trả cổ tức. Khi phát hành thêm cổ phiếu có nghĩa rằng cổ phiếu của cổ đông đang nắm giữ sẽ bị giảm giá trị đi một tỷ lệ tương ứng. Như vậy thực ra là chỉ chuyển một phần giá trị từ cổ phần sang tiền mặt chứ cổ đông không lợi lộc gì thêm. Phương pháp này chỉ có lợi ích đối với cổ đông khi công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng nên cần tiền để đầu tư.
C. Một số kiến thức khác liên quan
1. Trả cổ tức bằng cổ phiếu
Ngoài trả cổ tức bằng tiền thì doanh nghiệp có thể trả cổ tức bằng cổ phiếu. Ví dụ như mức trả là 10% có nghĩa rằng nếu bạn giữ 1000 cổ phiếu thì bạn sẽ có thêm 100 cổ phiếu nữa. Hình thức trả này làm tăng vốn điều lệ công ty nhưng làm giảm mục “lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” về cơ bản sẽ không có dòng tiền nào chảy vào thực sự giống như việc DN phát hành cổ phiếu ra công chúng.
Đứng ở vị trí là cổ đông sẽ không có thay đổi nhiều, họ chỉ nắm giữ nhiều cổ phần hơn nhưng giá trị quy ra tiền không đổi; giá trị thị trường của cổ phiếu sẽ giảm đi một tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ trả. Tuy nhiên, trong một thị trường đang tăng điểm thì giá cổ phiếu thường sẽ tăng trở lại vì vậy cổ đông sẽ được lợi trong dài hạn. Nhưng trong một thị trường đi ngang hoặc đi xuống thì chẳng có lợi lộc gì. Vì vậy trong một thị trường giá giảm thì cổ đông thích nhận cổ tức tiền mặt hơn.
2. Tổng tài sản -Rào cản gia nhập ngành
Để kinh doanh bán quần áo qua mạng bạn chỉ cần số vốn vài triệu tới vài chục triệu, có ít làm ít có nhiều làm nhiều. Tổng tài sản bằng vốn hoặc gấp vài lần vốn nếu bạn có vay tiền. Bất cứ ai cũng có thể gia nhập ngành. Ngày mai nếu chán bạn có thể dừng công việc KD của mình bằng cách ngừng nhập hàng, bán nốt số hàng đang có; rời khỏi ngành với chi phí rất thấp.
Các công ty bất động sản đều có tổng tài sản vài nghìn tỷ trở nên. Đó là rào cản vốn rất lớn mà các doanh nghiệp có máu thì cũng khó mà nhảy vào được. Hãy thử tưởng tượng một doanh nghiệp mua một mảnh đất, xây một cái chung cư, rồi bán. Ít cũng phải mất 2 năm từ lúc có giấy phép tới khi bán được nhà. Trong giai đoạn đó tổng tài sản sẽ nở ra cùng với số tiền đi vay. Mà có DN bất động sản nào chỉ chăm chăm xây một khu chung cư đâu, cùng lúc nó có nhiều dự án ở khắp nơi.
Một DN rất khó gia nhập ngành bởi Tổng tài sản phải duy trì rất lớn. Khi thoát khỏi ngành chi phí cũng rất cao, bao nhiêu mảnh đất, căn nhà, máy móc phải thanh lý.
Trong kinh doanh các doanh nghiệp trường vốn (rủng rỉnh về tài chính) thường đẩy tổng tài sản lên thật cao; một DN muốn tồn tại trong ngành phải duy trì tổng tài sản cao như vậy nếu không nó sẽ không có lãi.
Tổng tài sản lớn có nghĩa rằng quy mô sản xuất lớn dẫn tới tận dụng lợi thế về quy mô. Các DN khi có quy mô không bằng sẽ không tận dụng được lợi thế này dẫn tới lợi nhuận nhận được thấp hơn.
Ví dụ 1: Sản xuất mì tôm
Giả sử Masan sản xuất 1 triệu gói mì một ngày. Mỗi gói chỉ cần lãi 100 đồng là có được lợi nhuận sau thuế 100 triệu đồng.
Một doanh nghiệp sản xuất mỳ khác sản xuất 1000 gói một ngày, để có lợi nhuận tốt hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng nó phải lãi mỗi gói tối thiểu 1000 đồng. Lúc này nó sẽ không cạnh tranh về giá được với Masan.
Ví dụ 2: Kinh doanh qua mạng
Quay lại ví dụ bán quần áo qua mạng của bạn. Đối thủ của bạn một lúc nhập 100 cái áo, tổng tài sản thường duy trì ở mức 1 tỷ. Bạn mỗi lần nhập được 10 cái áo, tổng tài sản duy trì ở mức 100 triệu. Ai có lợi thế hơn nếu như cả hai đều kinh doanh một loại áo như nhau? Đương nhiên là đối thủ của bạn vì với mỗi cái áo cô ý chỉ cần lãi bằng 1/10 của bạn.
Cứ mỗi 1 đồng giảm lợi nhuận của đối thủ thì để giữ nguyên cân bằng bạn phải giảm 10 đồng. Bạn sẽ lỗ phải dừng hoạt động và những người cũng muốn bán hàng sẽ gặp khó khăn hơn để có thể cạnh tranh với lợi nhuận của cô ý. Tất nhiên, một anh A nào đó có thể gia nhập ngành đẩy tổng tài sản lên 100 tỷ, và đến lượt đối thủ của bạn ra đi. Cuộc chơi ngày càng trở nên khó khăn hơn cho những người gia nhập mới.
ROA của VIN là lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản = 1.860 tỷ/193.761 = 1%. Nó có nghĩa rằng cứ 100 đồng tài sản thì VIN thu về 1 đồng lợi nhuận thuần. Nó thể hiện rào cản rất lớn của ngành bất động sản.
(*) ROA (Return on Assets) - Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (hay Chỉ tiêu hoàn vốn tổng tài sản, Hệ số quay vòng của tài sản, Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản) là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của DN.
Xét trên góc độ tích cực, tỷ số này thể hiện khả năng sinh lợi từ tài sản của DN. Một DN có tổng tài sản ít hơn nhưng tỷ lệ cũng 1% thì có nghĩa là nó hoạt động hiệu quả hơn VIN.
Vậy khi xét Tổng tài sản và chỉ số ROA, chúng ta phải xét tới đặc điểm của ngành mà DN đó đang kinh doanh. Có cần thiết phải tận dụng lợi thế về quy mô để ngăn cản đối thủ hay không? Nếu không cần thì tỷ lệ ROA càng cao càng tốt.
Tài liệu tham khảo:
1. Các chỉ tiêu bảng cân đối kế toán - ThS Lê Hoài Ân (CFA), Giảng viên ngành Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Ngân hàng TP. HCM.
2. Kiến thức nguồn vốn - Nguyễn Việt Dũng (chienluocsong.com)
2.4. Các quỹ của DN: Các quỹ này được hình thành từ lợi nhuận sau thuế, bao gồm:
+ Quỹ đầu tư phát triển (Mã số 418)
+ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp (Mã số 419)
+ Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu (Mã số 420)
Mức trích lập lợi nhuận sau thuế vào các quỹ của DN được xác định tại điều lệ hoạt động của DN.
2.5. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Mã số 421) là phần lợi nhuận tích lũy hàng năm nhưng chưa phân phối cho cổ đông, quỹ đầu tư.
Khi có lãi thì công ty có thể chia cổ tức cho cổ đông theo tỷ lệ % của mệnh giá. Ví dụ nếu trả cổ tức 10% thì có nghĩa là mỗi cổ phiếu (cho dù đang giao dịch ở bất cứ giá nào) cũng sẽ nhận được 1000 đồng. Ngày chốt quyền nhận cổ tức là trước “ngày giao dịch không hưởng quyền” và được thông báo trước từ khá lâu.
Khi trả cổ tức bằng tiền thì người nhận cổ tức phải chịu thuế thu nhập cá nhân từ phần vốn góp là 5%. Nhưng nếu lưu số tiền lợi nhuận này lại mà không chia thì giá cổ phiếu về lý thuyết sẽ tăng lên một lượng tương ứng làm thỏa mãn các cổ đông và công ty có tiền cho việc kinh doanh. Vì vậy nhiều công ty có thể không trả cổ tức cũng chẳng làm cổ đông bất mãn. Apple giữ một lượng tiền mặt lớn cũng vì đã lâu rồi không chia cổ tức bằng tiền.
DN có thể phát hành thêm cổ phiếu để lấy tiền trả cổ tức. Khi phát hành thêm cổ phiếu có nghĩa rằng cổ phiếu của cổ đông đang nắm giữ sẽ bị giảm giá trị đi một tỷ lệ tương ứng. Như vậy thực ra là chỉ chuyển một phần giá trị từ cổ phần sang tiền mặt chứ cổ đông không lợi lộc gì thêm. Phương pháp này chỉ có lợi ích đối với cổ đông khi công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng nên cần tiền để đầu tư.
C. Một số kiến thức khác liên quan
1. Trả cổ tức bằng cổ phiếu
Ngoài trả cổ tức bằng tiền thì doanh nghiệp có thể trả cổ tức bằng cổ phiếu. Ví dụ như mức trả là 10% có nghĩa rằng nếu bạn giữ 1000 cổ phiếu thì bạn sẽ có thêm 100 cổ phiếu nữa. Hình thức trả này làm tăng vốn điều lệ công ty nhưng làm giảm mục “lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” về cơ bản sẽ không có dòng tiền nào chảy vào thực sự giống như việc DN phát hành cổ phiếu ra công chúng.
Đứng ở vị trí là cổ đông sẽ không có thay đổi nhiều, họ chỉ nắm giữ nhiều cổ phần hơn nhưng giá trị quy ra tiền không đổi; giá trị thị trường của cổ phiếu sẽ giảm đi một tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ trả. Tuy nhiên, trong một thị trường đang tăng điểm thì giá cổ phiếu thường sẽ tăng trở lại vì vậy cổ đông sẽ được lợi trong dài hạn. Nhưng trong một thị trường đi ngang hoặc đi xuống thì chẳng có lợi lộc gì. Vì vậy trong một thị trường giá giảm thì cổ đông thích nhận cổ tức tiền mặt hơn.
2. Tổng tài sản -Rào cản gia nhập ngành
Để kinh doanh bán quần áo qua mạng bạn chỉ cần số vốn vài triệu tới vài chục triệu, có ít làm ít có nhiều làm nhiều. Tổng tài sản bằng vốn hoặc gấp vài lần vốn nếu bạn có vay tiền. Bất cứ ai cũng có thể gia nhập ngành. Ngày mai nếu chán bạn có thể dừng công việc KD của mình bằng cách ngừng nhập hàng, bán nốt số hàng đang có; rời khỏi ngành với chi phí rất thấp.
Các công ty bất động sản đều có tổng tài sản vài nghìn tỷ trở nên. Đó là rào cản vốn rất lớn mà các doanh nghiệp có máu thì cũng khó mà nhảy vào được. Hãy thử tưởng tượng một doanh nghiệp mua một mảnh đất, xây một cái chung cư, rồi bán. Ít cũng phải mất 2 năm từ lúc có giấy phép tới khi bán được nhà. Trong giai đoạn đó tổng tài sản sẽ nở ra cùng với số tiền đi vay. Mà có DN bất động sản nào chỉ chăm chăm xây một khu chung cư đâu, cùng lúc nó có nhiều dự án ở khắp nơi.
Một DN rất khó gia nhập ngành bởi Tổng tài sản phải duy trì rất lớn. Khi thoát khỏi ngành chi phí cũng rất cao, bao nhiêu mảnh đất, căn nhà, máy móc phải thanh lý.
Trong kinh doanh các doanh nghiệp trường vốn (rủng rỉnh về tài chính) thường đẩy tổng tài sản lên thật cao; một DN muốn tồn tại trong ngành phải duy trì tổng tài sản cao như vậy nếu không nó sẽ không có lãi.
Tổng tài sản lớn có nghĩa rằng quy mô sản xuất lớn dẫn tới tận dụng lợi thế về quy mô. Các DN khi có quy mô không bằng sẽ không tận dụng được lợi thế này dẫn tới lợi nhuận nhận được thấp hơn.
Ví dụ 1: Sản xuất mì tôm
Giả sử Masan sản xuất 1 triệu gói mì một ngày. Mỗi gói chỉ cần lãi 100 đồng là có được lợi nhuận sau thuế 100 triệu đồng.
Một doanh nghiệp sản xuất mỳ khác sản xuất 1000 gói một ngày, để có lợi nhuận tốt hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng nó phải lãi mỗi gói tối thiểu 1000 đồng. Lúc này nó sẽ không cạnh tranh về giá được với Masan.
Ví dụ 2: Kinh doanh qua mạng
Quay lại ví dụ bán quần áo qua mạng của bạn. Đối thủ của bạn một lúc nhập 100 cái áo, tổng tài sản thường duy trì ở mức 1 tỷ. Bạn mỗi lần nhập được 10 cái áo, tổng tài sản duy trì ở mức 100 triệu. Ai có lợi thế hơn nếu như cả hai đều kinh doanh một loại áo như nhau? Đương nhiên là đối thủ của bạn vì với mỗi cái áo cô ý chỉ cần lãi bằng 1/10 của bạn.
Cứ mỗi 1 đồng giảm lợi nhuận của đối thủ thì để giữ nguyên cân bằng bạn phải giảm 10 đồng. Bạn sẽ lỗ phải dừng hoạt động và những người cũng muốn bán hàng sẽ gặp khó khăn hơn để có thể cạnh tranh với lợi nhuận của cô ý. Tất nhiên, một anh A nào đó có thể gia nhập ngành đẩy tổng tài sản lên 100 tỷ, và đến lượt đối thủ của bạn ra đi. Cuộc chơi ngày càng trở nên khó khăn hơn cho những người gia nhập mới.
ROA của VIN là lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản = 1.860 tỷ/193.761 = 1%. Nó có nghĩa rằng cứ 100 đồng tài sản thì VIN thu về 1 đồng lợi nhuận thuần. Nó thể hiện rào cản rất lớn của ngành bất động sản.
(*) ROA (Return on Assets) - Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (hay Chỉ tiêu hoàn vốn tổng tài sản, Hệ số quay vòng của tài sản, Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản) là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của DN.
Xét trên góc độ tích cực, tỷ số này thể hiện khả năng sinh lợi từ tài sản của DN. Một DN có tổng tài sản ít hơn nhưng tỷ lệ cũng 1% thì có nghĩa là nó hoạt động hiệu quả hơn VIN.
Vậy khi xét Tổng tài sản và chỉ số ROA, chúng ta phải xét tới đặc điểm của ngành mà DN đó đang kinh doanh. Có cần thiết phải tận dụng lợi thế về quy mô để ngăn cản đối thủ hay không? Nếu không cần thì tỷ lệ ROA càng cao càng tốt.
Tài liệu tham khảo:
1. Các chỉ tiêu bảng cân đối kế toán - ThS Lê Hoài Ân (CFA), Giảng viên ngành Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Ngân hàng TP. HCM.
2. Kiến thức nguồn vốn - Nguyễn Việt Dũng (chienluocsong.com)
This comment has been removed by a blog administrator.
ReplyDelete