Đối sánh phương thức quản trị của Vingroup và Samsung

Lý thuyết tiền lương hiệu quả và Ứng dụng của Henry Ford trong quản trị nhân sự

Liệu chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch của Trump có hiệu quả?

Latest Posts

Hiện tượng phương sai thay đổi của dữ liệu (Heteroskedasticity)

Minh Tran

 

Phương sai thay đổi (phương sai không bằng nhau) trong thành phần hạng nhiễu. Có nhiều lý do của phương sai thay đổi, như hiện diện của các quan sát bất thường trong dữ liệu (outliers), sai dạng hàm của mô hình hồi quy, hoặc chuyển đổi dữ liệu không đúng, hoặc hỗn hợp các quan sát với các thước đo quy mô khác nhau (như hỗn hợp các gia đình thu nhập cao với các gia đình thu nhập thấp).


Phương sai thay đổi có các hậu quả: 

1. Phương sai thay đổi không làm thay đổi các tính chất không chệch (unbiasedness) và nhất quán (consistency) của các ước lượng OLS. 

2. Nhưng các ước lượng OLS không còn hiệu quả, hoặc không có phương sai bé nhất nữa. Nghĩa là, chúng không còn là các ước lượng tuyến tính không chệch tốt nhất (BLUE); chúng chỉ đơn giản là các ước lượng tuyến tính không chệch (LUE).

3. Kết quả là, các kiểm định t và F dựa trên các giả định chuẩn của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển không thể tin cậy, dẫn đến các kết luận sai lầm về ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy được ước lượng. 

4. Khi có hiện tượng phương sai thay đổi, các ước lượng BLUE được cung cấp bởi phương pháp bình phương bé nhất có trọng số (WLS, weighted least squares). 

Cách phát hiện heteroskedasticity:

1. Vẽ đồ thị

Mô hình hồi quy của chúng ta:

. reg ysq income

Bảng 2: Kết quả hồi quy
Bảng 1: Kết quả hồi quy

. predict e, resid

. predict yhat1
(option xb assumed; fitted values)

. scatter e yhat1

. scatter e income

2. Kiểm định Breusch-Pagan (BP) 
Kiểm định này gồm các bước sau đây: 
1. Ước lượng hồi quy OLS, như ở Bảng 2, và lưu phần dư OLS, tạo biến phần dư bình phương, (ei)^2 từ hồi quy này. 
2. Hồi quy (ei)^2 theo k biến giải thích trong mô hình; ý tưởng ở đây là xem phần dư bình phương (như một đại diện của hạng nhiễu bình phương) có liên quan với một hoặc nhiều biến X. Bạn cũng có thể chọn các biến giải thích khác mà bạn cho là có liên quan đến phương sai hạng nhiễu. Sau đó chạy phương trình hồi quy sau đây: 
Trong đó v là hạng nhiễu. 
Lưu R2 từ hồi quy (2); gọi là R2aux (tức R2 của hồi quy phụ), vì phương trình (2) là hồi quy phụ của phương trình hồi quy chính (1) (xem Bảng 1). Ý tưởng đằng sau phương trình (2) là tìm hiểu xem liệu phần dư bình phương có quan hệ gì với một hoặc nhiều biến giải thích, nếu có thì đó là dấu hiệu cho chúng ta biết có lẽ có phương sai thay đổi hiện diện trong dữ liệu.
3. Giả thuyết không (H0) ở đây là phương sai của hạng nhiễu là đồng nhất, nghĩa là, tất cả các hệ số độ dốc trong phương trình (2) đồng thời bằng 0. Bạn có thể sử dụng thống kê F từ hồi quy này với (k - 1) và (n - k) là bậc tự do trên tử số và mẫu số để kiểm định giả thuyết H0 này. Nếu thống kê F tính toán từ phương trình (2) có ý nghĩa thống kê, chúng ta có thể bác bỏ giả thuyết về phương sai không đổi. Nếu không có ý nghĩa thống kê, thì chúng ta có thể không bác bỏ giả thuyết H0 này.  
4. Một cách khác, chúng ta có thể sử dụng thống kê Chi bình phương. Chúng ta có thể thấy rằng dưới giả thuyết H0 về phương sai không đổi, tích của R2aux (được tính ở bước 2) và số quan sát (n) theo phân phối Chi bình phương, với số bậc tự do bằng với số biến giải thích trong mô hình. Nếu giá trị Chi bình phương tính toán có một giá trị xác suất thấp, chúng ta có thể bác bỏ giả thuyết H0 về phương sai không đổi
Một lưu ý cảnh báo: Kiểm định này là một kiểm định mẫu lớn và có thể không phù hợp trong các mẫu nhỏ
Thực hiện trên STATA như sau:

. gen e2 = e^2

. reg e2 income

. test income
 ( 1)  income = 0
  F(  1,  3464) =  887.57
  Prob > F =    0.0000

. quietly reg ysq income
. hettest, rhs fstat

Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity 
  Ho: Constant variance
  Variables: income
  F(1 , 3464)  =   887.57
  Prob > F     =   0.0000

. hettest, rhs

Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity 
  Ho: Constant variance
  Variables: income
  chi2(1)      =106732.81
  Prob > chi2  =   0.0000

. hettest

Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity 
  Ho: Constant variance
  Variables: fitted values of ysq
  chi2(1)      =106732.81
  Prob > chi2  =   0.0000

3. Kiểm định White 's test
1. Hồi quy phần dư bình phương theo các biến giải thích, bình phương của các biến giải thích, và tích từng cặp giữa các biến giải thích này. 
2. Thu giá trị R2 từ hồi quy (phụ) này và nhân R2 với số quan sát. Dưới giả thuyết H0 là phương sai không đổi, thì tích (nR2) theo phân phối Chi bình phương với số bậc tự do bằng với số hệ số ước lượng. Kiểm định White tổng quát hơn và linh hoạt hơn so với kiểm định BP. Thực hiện trên STATA như sau:
Thực hiện thủ công:
. gen income2 = income^2
. quietly reg e2 income income2
. disp e(r2)*e(N)
2578.1794
. disp chi2tail(2,e(r2)*e(N))
0
Chạy tự động bằng lệnh có sẵn:
. quietly reg ysq income
. imtest, white

Nguồn tham khảo: Damodar Gujarati - Econometrics by Example-Palgrave (2011)

[Triết học phương Đông] Bàn về Nho giáo của Khổng Tử

Minh Tran
Chúng ta hay nghe nhiều chữ “tín” trong kinh doanh. Cha mẹ, ông bà ta thường bảo về “luân thường đạo lý”. Vậy cái ông bà ta nói nó bắt nguồn từ đâu? Nó đúng hay sai dưới quan điểm của khoa học ngày nay?
Luân thường đạo lý là cụm từ được gộp lại từ 2 khái niệm của Nho giáo “Ngũ luân” (5 quan hệ cơ bản trong xã hội: vua-bề tôi, cha-con, vợ-chồng, anh-em và bạn bè) và “Ngũ thường” (5 yêu cầu mà một người phải có: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Theo các nhà nghiên cứu về Nho giáo, tư tưởng nho giáo có một vài điểm sáng và điểm tối, thậm chí được xem như một tội ác của nhân loại.


1.       Nó bắt đầu khi nào?
Quay về với lịch sử của nơi nó bắt nguồn, lịch sử Trung Hoa và thời kỳ Tam Đại từ XXI TCN đến III TCN gồm ba triều đại Hạ - Ân – Chu. Trong đó nhà Tây Chu (Tây chỉ nơi đóng đô) là giai đoạn cực thịnh diễn ra vào năm 1006 TCN – 771 TCN. Đây là giai đoạn cực thịnh đến nỗi được mô tả "đêm ngủ không cần then cài". Tuy nhiên, chính trong lòng cái xã hội hưng thịnh ấy xuất hiện sự suy thoái đến từ nội bộ triều đình: quan chức thi nhau chạy tiền và quyền. Và điều gì đến cũng sẽ đến, loạn lạc xảy ra, vua chúa phải chạy về phía Đông và giai đoạn Đông Chu hình thành từ đó (770 TCN – 256 TCN). Đây là giai đoạn xảy ra chiến tranh, loạn lạc liên miên. Một câu hỏi được đặt ra: làm sao mà một xã hội có thể từ bình thành loạn và làm sao để từ loạn quay lại thái bình? Lúc này, nhiều học thuyết thi nhau ra đời tạo nên hiện tượng “bách gia chư tử” (nghĩa: đâu đâu cũng có học thuyết, thầy trò). Xã hội Trung Quốc bấy giờ chia làm 6 trường phái lớn, gọi là lục gia, gồm:
1.       Nho gia
2.       Mặc gia
3.       Đạo gia
4.       Danh gia
5.       Âm – Dương gia
6.       Pháp gia
Trong các trường phái đó, Nho giáo được xem là có sức ảnh hưởng lớn nhất đến Châu Á. Nho giáo rất có ảnh hưởng tại ở các nước Đông Á là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc và Việt Nam.
2.       Vậy Nho giáo là gì?
Theo wiki, Nho giáo (儒教), còn gọi là đạo Nho hay đạo Khổng (Nhơn đạo) là một hệ thống đạo đứctriết học xã hộitriết lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển.
Một trong những xương sống trong hệ tư tưởng của Nho giáo là thuyết chính danh. Thuyết này về cơ bản bàn về hai chữ “được” và “phải” để giải quyết vấn đề bình-loạn trên. Theo đó, sở dĩ xã hội từ bình thành loạn là do con người sống không chính danh. Vậy danh là gì? Danh là tên, chức của mỗi người trong từng mối quan hệ nhất định. Mỗi danh này đều có hai chữ “được” và “phải”.
1.       “Được” làm những gì chức danh ấy cho phép.
2.       “Phải” làm những gì danh ấy yêu cầu
Ví dụ như chức danh “giám đốc” cũng có hai chữ “được” và “phải”.
+ Được hưởng lương, được quản lý chi tiêu, nhân sự, được ngồi phòng riêng dành cho giám đốc,..
+ Phải đảm bảo lợi nhuận quý 1/2020 tăng 10%, năng lực chuyên môn/quản lý giỏi, đạo đức tốt chẳng hạn.
Xã hội muốn từ bình thành loạn thì phải sống chính danh. Sống chính danh là phải thực hiện được hai chữ trên, nếu không phải chuyển sang một chức danh khác tương xứng với khả năng/điều kiện của mình (ví dụ do năng lực lãnh đạo không đủ thì chuyển sang chức danh thấp hơn là quản lý chuyên môn chẳng hạn). Nếu không, cứ cố chấp bám lấy chức danh ấy sẽ xảy ra hiện tượng “loạn danh”. Chính vì thế, thuyết chính danh khi xưa được sử dụng rộng rãi trong các triều đại phong kiến Việt Nam để tuyển chọn người tài.
3.       Một số mảng tốt/xấu nổi bật trong tư tưởng Nho giáo?
3.1. Tốt:
3.1.1.       Chữ Nhân: Nho giáo bàn về chữ Nhân trong ngũ thường như sau:
“Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân
Kỷ sở dục lập nhi lập nhân
Kỷ sở dục đạt nhi đạt nhân”
Cái gì mình không thích thì đừng làm cho người khác, hay nói khác hơn, mình muốn gì thì cho người khác cái đó. Bạn muốn giỏi hơn, hãy chia sẻ kiến thức cho người khác.
3.1.2.       Chữ Nghĩa: Tự mình kiềm chế mình để thực hiện những cái danh của mình đòi hỏi một cách tự giác. Theo đó, Nho giáo chỉ ra 5 điều:
-          Giàu có không dâm ô
-          Nghèo không trộm cướp
-          Không khuất phục trước sức mạnh của kẻ khác
-          Phải giữ ân tình
3.2. Xấu:
Trong lịch sử Trung Quốc, phụ nữ đóng vài trò rất lớn bởi chỉ cần một người phụ nữ có thể khiến “nghiêng nước nghiêng thành”, một cuộc chiến tranh chuyển sang hòa bình. Tuy nhiên vai trò của người phụ nữ trong xã hội Trung Quốc bị rẻ mạt bởi tư tưởng trọng nam khinh nữ. Chính vì thế hiện nay tỷ lệ chênh lệch giới tính xảy ra ở tỷ lệ cao ở Trung Quốc và cả Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ nét khi bàn về chữ tam tòng của phụ nữ. Theo đó sự tự do của người phụ nữ bị gói trong ba mối quan hệ với cha, chồng và con.


Một điều khác cũng bất hợp lý khi bàn về nội hàm của chữ “hiếu”. Hiếu là phải cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy hay phải “nối dõi tông đường” mới là “hiếu”. Điều này rõ ràng xâm phạm quyền con người và chưa hẳn là đúng vì nếu xét kỹ, không một ai trên thế giới này rõ một đứa con thích gì, làm gì hơn chính bản thân nó. Khi trưởng thành, chỉ chính nó mới nó biết phải làm gì để đạt được hạnh phúc.