Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch chỉ việc áp dụng các biện pháp để bảo vệ ngành sản xuất hàng hóa (hay dịch vụ) của quốc gia bằng cách nâng cao tiêu chuẩn như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ… hoặc áp đặt thuế nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng; được sử dụng trong quan hệ thương mại giữa các nước. Với chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, chính phủ muốn bảo vệ sản phẩm trong nước đối với sản phẩm cùng loại được nhập khẩu từ đối thủ cạnh tranh nước ngoài với giá thấp hơn. Trong khi toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang trở thành xu hướng chủ đạo của thương mại và đầu tư thì hoạt động chống toàn cầu hóa và chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch gia tăng.
Tại Mỹ, một trong các hành động lập pháp đầu tiên của Tổng thống Donald Trump là tuyên bố rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đàm phán lại Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), ngừng đàm phán FTA với EU, tiếp đó là áp đặt thuế nhập khẩu khá cao đối với sản phẩm của nhiều nước như nhôm, thép cuốn; đặt ra yêu sách với Trung Quốc cắt giảm thặng dư thương mại với Mỹ bằng cách mở cữa thị trường nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ với hy vọng cắt giảm thâm hụt thương mại và nâng cao việc làm cho nước Mỹ. Vậy điều này có thật sự hiệu quả?
Để đi tìm câu trả lời cho vấn đề này, chúng ta hãy xem xét đồ thị thị trường ngoại hối.
Tại Mỹ, một trong các hành động lập pháp đầu tiên của Tổng thống Donald Trump là tuyên bố rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đàm phán lại Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), ngừng đàm phán FTA với EU, tiếp đó là áp đặt thuế nhập khẩu khá cao đối với sản phẩm của nhiều nước như nhôm, thép cuốn; đặt ra yêu sách với Trung Quốc cắt giảm thặng dư thương mại với Mỹ bằng cách mở cữa thị trường nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ với hy vọng cắt giảm thâm hụt thương mại và nâng cao việc làm cho nước Mỹ. Vậy điều này có thật sự hiệu quả?
Để đi tìm câu trả lời cho vấn đề này, chúng ta hãy xem xét đồ thị thị trường ngoại hối.
1. Đánh giá chính sách của Trump dưới mô hình thị trường ngoại hối
a. Xây dựng mô hình thị trường ngoại hối
a. Xây dựng mô hình thị trường ngoại hối
NCO (Net Capital Outflow) là dòng vốn ra ròng của một quốc gia, là sự chênh lệch giữa mua sắm tài sản nước ngoài của cư dân trong nước và mua sắm tài sản trong nước bởi người nước ngoài.
NCO = Capital Outflow (Dòng vốn ra) - Capital Inflow (Dòng vốn vào)
= Mua tài sản nước ngoài của cư dân trong nước - Mua tài sản trong nước của người nước ngoài.
NCO = Capital Outflow (Dòng vốn ra) - Capital Inflow (Dòng vốn vào)
= Mua tài sản nước ngoài của cư dân trong nước - Mua tài sản trong nước của người nước ngoài.
Nếu như theo định luật vạn vật hấp dẫn của Newton thì nước sẽ chảy về nơi trũng. Tương tự vậy, dòng vốn sẽ chảy về nơi có lợi nhuận sinh lời cao nhất. Do đó, dòng vốn phụ thuộc vào biến lãi suất, ký hiệu r (rate), là một biến nghịch với NCO.
Ta có trục tung là tỷ giá hối đoái (Exchange rate), ký hiệu E và trục hoành là lượng đô la trao đổi với ngoại tệ (hình 1). Trong đó, tỷ giá hối đoái = USD/ngoại tệ (EUR, JPY, CNY, KRW, SGD, VND,...)
Ta có trục tung là tỷ giá hối đoái (Exchange rate), ký hiệu E và trục hoành là lượng đô la trao đổi với ngoại tệ (hình 1). Trong đó, tỷ giá hối đoái = USD/ngoại tệ (EUR, JPY, CNY, KRW, SGD, VND,...)
- Về đường cung trong thị trường ngoại hối: NCO (Dòng vốn ra ròng) đại diện cho lượng cung đô la cho mục đích mua tài sản nước ngoài. Do NCO không phụ thuộc vào E mà chỉ phụ thuộc vào lãi suất (như đã trình bày ở trên) nên đường cung của thị trường ngoại hối là một đường thẳng dốc xuống, song song với trục tung (E).
- Về đường cầu trong thị trường ngoại hối: NX (Xuất khẩu ròng) đại diện cho lượng cầu đô la cho mục đích mua hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu của Mỹ. Khi đô la mạnh lên, tức tỷ giá tăng, các nước ngoài Mỹ phải trả nhiều nội tệ của mình hơn cho một đô la Mỹ, làm hàng hóa Mỹ trở nên mắc hơn và giảm lượng cầu đô la dùng để mua hàng hóa này. Do đó, đường cầu trong thị trường ngoại hối là một đường dốc xuống.
Từ những dữ liệu trên, ta có đồ thị thị trường ngoại hối như sau:
Hình 1: Đồ thị thị trường ngoại hối và tác động của chính sách bảo hộ |
b. Xây dựng mô hình thị trường ngoại hối dưới tác động chính sách bảo hộ của Trump:
Khi bảo hộ, Trump đã tăng thuế lên hàng hóa nhập khẩu. Điều này khiến cho Mỹ nhập khẩu ít hơn đối với một số mặt hàng bị áp thuế. Khi đó, đường cầu (NX) dịch về bên phải. Như vậy, có vẻ xuất khẩu ròng (NX) tăng. Nhưng hoàn toàn không phải vậy, do cung không đổi (vì cung NCO chỉ phụ thuộc vào lãi suất), nếu tỷ giá vẫn như cũ (E1) thì cung đô la sẽ thấp hơn cầu đô la. Điều này tạo nên tạo áp lực, buộc tỷ giá phải tăng để đạt cân bằng tại điểm E2 (hình 1). Kết quả là, NX vẫn như cũ, tức giá trị xuất khẩu ròng vẫn không thay đổi, Mỹ vẫn nhập siêu như cũ. Vậy còn việc làm thì sao khi mục đích bảo hộ của Trump là tạo ra công ăn việc làm cho người dân Mỹ?
Do tỷ giá E tăng lên nên hàng hóa Mỹ trở nên đắt đỏ hơn và đến lượt nó làm giảm xuất khẩu của Mỹ, hàng hóa Mỹ không xuất đi được nữa. Như một hệ quả, các công ty Mỹ buộc phải thu hẹp sản xuất -> cắt giảm lao động. Do đó, chính sách này sẽ khiến tăng công ăn việc làm cho những ngành được bảo hộ nhưng sẽ làm mất việc làm của những ngành khác.
Như vậy, chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ đã không phát huy tác dụng cả về cán cân thương mại và việc làm của người dân Mỹ.
2. Nguyên nhân
Ông X vào một ngày nọ đi mua ô tô Vinfast với giá 1 tỷ. Một dòng tiền ra từ ông X có giá trị 1 tỷ chảy tới Vinfast và trở thành dòng tiền vào của Vinfast. Tới kỳ trả lương, Vinfast trả lương cho nhân viên A 30 triệu, tạo ra dòng tiền vào cho A. Khi vừa nhận lương, A nổi hứng đi mua 1 chiếc Samsung Note 9 với giá 20 triệu. Thật trùng hợp Samsung cũng nơi mà ông X làm việc. Ông X cuối tuần đó cũng được nhận tiền lương là 10 triệu, tạo ra dòng tiền vào cho ông X. Ta có bảng tóm tắt dòng tiền như sau:
Do đó, ông X đã thâm hụt thương mại với Vinfast 990 triệu nhưng ông không thể trách Vinfast được. Thay vào đó, Ông X sẽ tìm cách thặng dư thương mại với đối tác khác để kiếm được 990 triệu bù đắp vào khoản thâm hụt này, cụ thể ở đây là Samsung nơi ông X làm việc.
Giả sử ông X là nước Mỹ còn Vinfast là Trung Quốc. Có 1 tỷ đã từ Mỹ chảy sang Trung Quốc khi giao dịch này diễn ra, tạo ra một khoản thâm hụt thương mại thêm là 990 triệu đồng. Nhân viên A là người Trung Quốc tháng đó đã đi du lịch Mỹ và mua rất nhiều thứ trong các cửa hàng của Mỹ. Nếu như Mỹ không mua hàng hóa có giá 1 tỷ thì có lẽ anh nhân viên Trung Quốc đó cũng không có tiền để mà du lịch Mỹ.
Cách của Mỹ giờ là khăng khăng muốn không có thâm hụt 990 triệu đó bằng cách tăng thuế nhập khẩu hàng hóa tới mức mà người dân Mỹ không muốn mua hoặc mua hàng hóa tương tự trong nội địa. Khi Mỹ làm giảm dòng tiền ra (990 triệu) thì cũng làm ảnh hưởng tới dòng tiền vào (như trường hợp đi du lịch trên). Nói chung rất khó xác định trước được mức độ ảnh hưởng của chính sách này, chỉ khi thực hiện mới có thể xác định được một cách tương đối. Nếu như Mỹ thâm hụt thương mại với Trung Quốc nhưng thặng dư với các nước khác khiến cho tổng thể Mỹ cân bằng hoặc thặng dư thì chẳng vấn đề gì nhưng ở đây Mỹ thâm hụt tăng dần qua các năm. Thâm hụt tăng dần cũng có nghĩa là nợ của Mỹ với các nước khác tăng lên.
Cũng giống như ông X, nếu như ông cứ liên tục thay đổi ô tô khiến cho dòng tiền ra nhiều hơn thu nhập thì để cân bằng ông phải vay ngân hàng để tạo ra dòng tiền vào. Dòng tiền vào từ vay nợ sẽ tạo ra dòng tiền ra trong tương lai khi trả nợ. Ông X không thể trách Vinfast hay Samsung được mà phải trách chính mình đã quản lý thu chi không tốt. (*)
Vì vậy, thâm hụt thương mại không đến từ phía bên ngoài như Trump đã chỉ trích mà nó đến từ phía bên trong lòng của nước Mỹ: chi tiêu hoang, tiết kiệm quốc gia thấp.
3. Giải pháp:
Vậy nếu tiết kiệm quốc gia của Mỹ tăng, điều gì sẽ xảy ra?
Dựa vào hình 3, ta có:
(1) Khi tiết kiệm quốc gia tăng, đường cung thị trường vốn vay s1 sẽ dịch sang bên phải thành s2
(2) Khi đó lãi suất thực giảm
(3) Khiến cho dòng vốn ra ròng NCO tăng
(4) Và đẩy cung thị trường ngoại hối từ s1 sang s2. Kết quả là tỷ giá thực giảm, xuất khẩu ròng tăng (NX2 > NX1).
4. Kết luận: Vậy, theo mô hình này, nước Mỹ bị thiệt hại không phải do thương mại không công bằng hay nước khác cướp việc làm của Mỹ mà là do tỷ lệ tiết kiệm của Mỹ quá thấp. Nếu Mỹ tăng tiết kiệm quốc gia thông qua tiết kiệm ngân sách, vận động tiết kiệm từ trong dân thì lãi suất thực sẽ giảm. Khi lãi suất thực giảm, NCO tăng. Khi NCO tăng, tỷ giá thực giảm và xuất khẩu ròng tăng. Điều này đồng nghĩa với cán cân thương mại sẽ được cải thiện.
(*) Dựa trên ví dụ của anh Nguyễn Việt Dũng (chienluocsong.com)
Ông X vào một ngày nọ đi mua ô tô Vinfast với giá 1 tỷ. Một dòng tiền ra từ ông X có giá trị 1 tỷ chảy tới Vinfast và trở thành dòng tiền vào của Vinfast. Tới kỳ trả lương, Vinfast trả lương cho nhân viên A 30 triệu, tạo ra dòng tiền vào cho A. Khi vừa nhận lương, A nổi hứng đi mua 1 chiếc Samsung Note 9 với giá 20 triệu. Thật trùng hợp Samsung cũng nơi mà ông X làm việc. Ông X cuối tuần đó cũng được nhận tiền lương là 10 triệu, tạo ra dòng tiền vào cho ông X. Ta có bảng tóm tắt dòng tiền như sau:
Do đó, ông X đã thâm hụt thương mại với Vinfast 990 triệu nhưng ông không thể trách Vinfast được. Thay vào đó, Ông X sẽ tìm cách thặng dư thương mại với đối tác khác để kiếm được 990 triệu bù đắp vào khoản thâm hụt này, cụ thể ở đây là Samsung nơi ông X làm việc.
Giả sử ông X là nước Mỹ còn Vinfast là Trung Quốc. Có 1 tỷ đã từ Mỹ chảy sang Trung Quốc khi giao dịch này diễn ra, tạo ra một khoản thâm hụt thương mại thêm là 990 triệu đồng. Nhân viên A là người Trung Quốc tháng đó đã đi du lịch Mỹ và mua rất nhiều thứ trong các cửa hàng của Mỹ. Nếu như Mỹ không mua hàng hóa có giá 1 tỷ thì có lẽ anh nhân viên Trung Quốc đó cũng không có tiền để mà du lịch Mỹ.
Cách của Mỹ giờ là khăng khăng muốn không có thâm hụt 990 triệu đó bằng cách tăng thuế nhập khẩu hàng hóa tới mức mà người dân Mỹ không muốn mua hoặc mua hàng hóa tương tự trong nội địa. Khi Mỹ làm giảm dòng tiền ra (990 triệu) thì cũng làm ảnh hưởng tới dòng tiền vào (như trường hợp đi du lịch trên). Nói chung rất khó xác định trước được mức độ ảnh hưởng của chính sách này, chỉ khi thực hiện mới có thể xác định được một cách tương đối. Nếu như Mỹ thâm hụt thương mại với Trung Quốc nhưng thặng dư với các nước khác khiến cho tổng thể Mỹ cân bằng hoặc thặng dư thì chẳng vấn đề gì nhưng ở đây Mỹ thâm hụt tăng dần qua các năm. Thâm hụt tăng dần cũng có nghĩa là nợ của Mỹ với các nước khác tăng lên.
Cũng giống như ông X, nếu như ông cứ liên tục thay đổi ô tô khiến cho dòng tiền ra nhiều hơn thu nhập thì để cân bằng ông phải vay ngân hàng để tạo ra dòng tiền vào. Dòng tiền vào từ vay nợ sẽ tạo ra dòng tiền ra trong tương lai khi trả nợ. Ông X không thể trách Vinfast hay Samsung được mà phải trách chính mình đã quản lý thu chi không tốt. (*)
Vì vậy, thâm hụt thương mại không đến từ phía bên ngoài như Trump đã chỉ trích mà nó đến từ phía bên trong lòng của nước Mỹ: chi tiêu hoang, tiết kiệm quốc gia thấp.
Hình 2. Tỷ lệ tiết kiệm cá nhân của Mỹ đã giảm xuống mức thấp kỷ lục vào cuối năm 2017 |
3. Giải pháp:
Vậy nếu tiết kiệm quốc gia của Mỹ tăng, điều gì sẽ xảy ra?
Hình 3. Tác động của tiết kiệm quốc gia tăng |
(1) Khi tiết kiệm quốc gia tăng, đường cung thị trường vốn vay s1 sẽ dịch sang bên phải thành s2
(2) Khi đó lãi suất thực giảm
(3) Khiến cho dòng vốn ra ròng NCO tăng
(4) Và đẩy cung thị trường ngoại hối từ s1 sang s2. Kết quả là tỷ giá thực giảm, xuất khẩu ròng tăng (NX2 > NX1).
4. Kết luận: Vậy, theo mô hình này, nước Mỹ bị thiệt hại không phải do thương mại không công bằng hay nước khác cướp việc làm của Mỹ mà là do tỷ lệ tiết kiệm của Mỹ quá thấp. Nếu Mỹ tăng tiết kiệm quốc gia thông qua tiết kiệm ngân sách, vận động tiết kiệm từ trong dân thì lãi suất thực sẽ giảm. Khi lãi suất thực giảm, NCO tăng. Khi NCO tăng, tỷ giá thực giảm và xuất khẩu ròng tăng. Điều này đồng nghĩa với cán cân thương mại sẽ được cải thiện.
(*) Dựa trên ví dụ của anh Nguyễn Việt Dũng (chienluocsong.com)
0 comments:
Post a Comment