“Thương lái ép giá nông dân…”, “Trung Quốc ngưng thu mua dưa hấu…bà con điêu đứng”, “Giải cứu nông sản cho bà con…một nghĩa cử cao đẹp - Lá lành đùm lá rách …”, “Dưa hấu vứt đầy đường do thương lái ép giá…” dường như là một loại tin tức, một hiện tượng mà ta có thể thấy hàng ngày, hàng năm; từ tivi, báo đài cho đến cuộc sống hàng ngày. Vậy lý do cho hiện tượng này là gì?
Như chúng ta đều biết, khi nghe cụm từ “nông sản đến mùa” là biết giá sẽ rất rẻ. Tại sao rẻ? Vì khi đó nguồn cung quá nhiều, nhiều đến nỗi vượt qua mức nhu cầu của người tiêu dùng (cung>cầu). Mà nông sản đa số nếu để lâu sẽ bị thối rửa/mốc/…, nên người nông dân không thể nào thu hoạch xong là đem cất giữ, chờ giá cao rồi đem bán. Do đó, người nông dân buộc phải hạ giá, chấp nhận bị ép giá để bán được, lỗ còn hơn là trắng tay. Vậy biện pháp gì nên làm?
Nông sản Việt Nam được bày bán ngoài chợ. Nguồn internet.
|
Như chúng ta đều biết, khi nghe cụm từ “nông sản đến mùa” là biết giá sẽ rất rẻ. Tại sao rẻ? Vì khi đó nguồn cung quá nhiều, nhiều đến nỗi vượt qua mức nhu cầu của người tiêu dùng (cung>cầu). Mà nông sản đa số nếu để lâu sẽ bị thối rửa/mốc/…, nên người nông dân không thể nào thu hoạch xong là đem cất giữ, chờ giá cao rồi đem bán. Do đó, người nông dân buộc phải hạ giá, chấp nhận bị ép giá để bán được, lỗ còn hơn là trắng tay. Vậy biện pháp gì nên làm?
Hội nghị lần thứ 12 năm 2010 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X khẳng định mục tiêu tổng quát là phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, vào năm 2016, khi xem xét, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015, Quốc hội đã khẳng định mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại là không đạt được. Vậy thì công nghiệp hóa liên quan gì đến “nước mắt của người nông dân” mà ngay từ đầu ta đã đề cập?
Quay trở lại với phần trên, ta đã biết việc người nông dân bị thị trường ép giá là do nông sản nếu để lâu thì sẽ bị hư và người nông dân có thể bị mất trắng vốn nếu không chấp nhận hạ giá, bị ép giá. Vậy sẽ ra sao nếu nhà nước vận động chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, cụ thể:
Quay trở lại với phần trên, ta đã biết việc người nông dân bị thị trường ép giá là do nông sản nếu để lâu thì sẽ bị hư và người nông dân có thể bị mất trắng vốn nếu không chấp nhận hạ giá, bị ép giá. Vậy sẽ ra sao nếu nhà nước vận động chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, cụ thể:
+ Cách 1: nhà nước vận động/tài trợ/cho vay vốn/hướng dẫn bà con ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất, khi đó chi phí cho yếu tố đầu vào giảm, năng suất tăng và bà con có thể bán với một mức giá rẻ hơn so với khi chưa áp dụng biện pháp khoa học kỹ thuật. Mặt khác, khi đầu tư vào công nghệ, sẽ dễ dàng tạo nên tiêu chuẩn cao cho nông sản, một vấn đề mà thị trường trong nước và ngoài nước rất quan tâm. Một khi tạo ra một quy trình sản xuất chất lượng cao thì cũng đồng nghĩa với việc hàng hóa nông sản đó có giá trị hơn. Công nghệ được xem là yếu tố quan trọng nhất trong hàm sản xuất của kinh tế học, do đó, quyết định đến năng suất lao động cũng như tăng trưởng kinh tế của một đất nước. Ví dụ: Israel được coi là đất nước có tự nhiên khắc nghiệt, không được tự nhiên ưu ái như Việt Nam nhưng vì ứng dụng công nghệ, đất nước này đã trở thành một cường quốc nông nghiệp.
+ Cách 2: nhà nước vận động/tài trợ/cho vay vốn/hướng dẫn người dân tạo ra các doanh nghiệp chuyên sản xuất các chế phẩm nông nghiệp đó bằng công nghiệp. Qúa trình này gọi là công nghiệp hóa. Lấy ví dụ, như ta biết, vải là loại nông sản nếu để lâu sẽ bị hư, nhưng nếu ta sử dụng công nghiệp để sản xuất ra các chế phẩm từ vải như vải khô, nước vải, mứt vải,… thì những sản phẩm công nghiệp này ta có thể để từ vài tháng đến vài năm với điều kiện công nghệ bảo quản tốt. Như vậy, người nông dân sẽ không còn chịu cảnh tượng như trên.
Việc nông dân bị ép giá nông sản không phải là hiện tượng ngày một ngày hai mà nó theo quy luật cung cầu. Nếu đã là quy luật thì nó không xảy ra vài lần mà nó xảy ra liên tục, thường xuyên, nhất là đối với một nước có nền kinh tế nông nghiệp như Việt Nam. Do đó, việc đẩy mạnh, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết và cấp bách.
Tác giả: Minh Phuoc Bao Tran
0 comments:
Post a Comment