[Macro] Chính sách tài khóa

1. Mục tiêu: làm thay đổi sản lượng ΔY
+ Trong ngắn hạn, ΔY = Y*-Y (Y* là sản lượng mong muốn, Y là sản lượng thực tế)
+ Trong dài hạn, ΔY = Yp - Y (Yp là sản lượng tiềm năng, Y là sản lượng thực tế)
2. Công cụ của chính sách tài khóa
+ Thuế Tx, chi trợ cấp Tr → Thuế ròng: T = Tx - Tr
+ Chi ngân sách mua hàng hóa, dịch vụ → G
3. Nguyên tắc thực hiện chính sách tài khóa:
Hình 1. Sơ đồ nguyên tắc thực hiện chính sách tài khóa

3.1. Khi nền kinh tế suy thoái:
3.1.1. Biểu hiện:
+ Sản lượng quốc gia thấp hơn mức sản lượng tiềm năng
+ Tỷ lệ thất nghiệp tăng
3.1.2. Nguyên tắc thực hiện: áp dụng chính sách tài khóa mở rộng, bằng cách: tăng chi ngân sách; giảm thuế hoặc kết hợp cả 2 phương án trên.
Dựa vào sơ đồ trên, ta có:
+ Khi giảm thuế → thu nhập khả dụng Yd tăng → Chi tiêu của hộ gia đình tăng → tổng cầu tăng → Sản lượng tăng
+ Tăng chi tiêu chính phủ G → Tăng tổng cầu → Sản lượng tăng.
3.2. Khi nền kinh tế tăng trưởng nóng (lạm phát cao):
3.2.1. Biểu hiện:
+ Sản lượng quốc gia tăng vượt mức sản lượng tiềm năng
+ Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao
3.2.2. Nguyên tắc thực hiện: áp dụng chính sách tài khóa thu hẹp, bằng cách giảm chi ngân sách, tăng thuế.
Dựa vào sơ đồ trên, ta có:
+ Khi tăng thuế → thu nhập khả dụng Yd giảm → Chi tiêu C giảm → tổng cầu giảm → Sản lượng giảm.
+ Khi giảm chi tiêu G → tổng cầu AD giảm → Sản lượng giảm.
Hình 2: Xét cả chu kỳ kinh tế thì bội chi ngân sách trong thời kỳ suy thoái sẽ được bù đắp bằng bội thu ngân sách trong thời kỳ lạm phát cao. Như vậy ngân sách sẽ cân bằng trong dài hạn.
Trong hình 2, khi nền kinh tế có lạm phát cao (Y > Yp) thực hiện chính sách thặng dư ngân sách: T tăng, G giảm → B > 0. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái (Y < Yp) thực hiện chính sách thâm hụt ngân sách: T giảm, G tăng → B < 0.

Minh Tran

minhphuocbaotran.blogspot.com

0 comments:

Post a Comment