Nếu bạn sống trong một thành phố, đặc biệt là một thành phố lớn, có lẽ tắc nghẽn giao thông là điều mệt mỏi và gây bực bội nhất. Theo viện giao thông Texas, một người Mỹ trung bình sống ở thành phố mất 38 giờ vì kẹt xe vào năm 2005, gần bằng một tuần làm việc. Và tắc nghẽn này càng ngày tệ chứ không có tốt hơn vì số giờ bị kẹt xe trong năm 1982 chỉ là 14 giờ.
![]() |
Ùn tắc giao thông tại Cầu Sài Gòn, TP.HCM - Nguồn ảnh: Zing |
Người ta muốn làm gì đó, nhưng thật sự không may là vẫn không có nhiều ý tưởng hay hành động cụ thể. Như được liệt kê trong tác phẩm kinh điển của Anthony Downs Vẫn mắc kẹt với giao thông: đối mặt với tắc nghẽn giao thông giờ cao điểm, hầu hết các giải pháp đưa ra đều quá khó thực hiện, không khả thi hoặc cả hai.
May thay, có một giải pháp khả thi và phần lớn đảm bảo thành công với tên gọi "định giá tắc nghẽn", "định giá theo giá trị", hay "phí đường bộ thay đổi". Trong nhiều thế kỷ, các nhà kinh tế học và các học giả về giao thông đã ủng hộ việc áp dụng chính sách này vì đây là chính sách thông minh. Lý thuyết kinh tế nền tảng nói rằng khi bạn cung cấp một thứ gì đó có giá trị - trong trường hợp này là không gian đường bộ - với một mức giá thấp hơn giá trị thực của nó thì bạn sẽ chứng kiến sự thiếu hụt.
Tuy nhiên đây không phải là chính sách khả thi về mặt chính trị. Với nhiều người dân, giải pháp này nghe giống như mưu đồ của các quan chức suốt ngày vuốt râu mép và các học giả xôi thịt của họ nhằm vắt kiệt những đồng tiền mồ hôi nước mắt của người tham gia giao thông. Nước Mỹ đã dạy rằng các con đường miễn phí là quyền của mỗi công dân ngay khi họ chào đời. Tại sao lái xe phải đóng phí để sử dụng những con đường mà tiền thuế của họ đã trả để xây dựng những con đường đó? Liệu những con đường miễn phí còn lại có bị quá tải? Liệu giai cấp lao động và người nghèo có là nạn nhân ở đây hay không khi mà những làn đường thu phí đã trở thành "làn đường hạng sang dành cho chủ nhân của những chiếc xe như Lexus". Những tranh luận phản đối này đáng để cân nhắc một cách nghiêm túc. Nhưng suy cho cùng, mối lo ngại của họ hầu hết đều bị cường điệu quá mức, và lợi ích của phí đường bộ hoàn toàn nuốt chửng chi phí tiềm năng.
Ùn tắc giao thông là một ngoại tác gây ra bởi các lái xe lên những người lái xe cùng mình. Khi lái xe vào các con đường đông đúc và đóng góp vào tắc nghẽn, lái xe đã làm chậm tốc độ của người khác. Nhưng họ không bao giờ phải chi trả cho điều đó, ít nhất là không chi trả trực tiếp. Dĩ nhiên, cuối cùng thì tất cả mọi người đều phải trả giá bởi ùn tắc vì chính chúng ta cũng gây ra ùn tắc cho chính mình. Tất cả trở thành một trò chơi mà không có ai là kẻ chiến thắng.
Thị trường được vận hành tốt nhất khi ngoại tác được nội hóa: tức là bạn phải trả cho những phiền phức bạn gây ra cho người khác... Sử dụng phí đường bộ để nội hóa ngoại tác tắc nghẽn sẽ làm giảm số lượng giao thông ở những trục đường tắc nghẽn nhất vào giờ cao điểm; một số lái xe sẽ chuyển sang những tuyến đường và thời điểm ít tắc nghẽn hơn, và một số khác sẽ hoàn toàn biến mất (thay vào đó đi phương tiện công cộng như bus, tàu điện ngầm chẳng hạn hoặc nếu không cần thiết thì sẽ không đi chuyến đó nữa). Bằng cách này chúng ta sẽ cắt giảm chi phí tắc nghẽn gây ra cho nhau.
Tất nhiên, phí đường bộ không thể xử lý hoàn toàn tai nạn hay những sự cố gây ra ùn tắc nhưng ấn định một mức giá có thể loại trừ tắc nghẽn kinh niên. Bất kể nhu cầu đi lại trên một tuyến đường cao như thế nào, có một mức phí sẽ khiến nó trở nên thông thoáng hơn.
Để phí đường bộ thực sự có hiệu lực, mức giá phải chính xác. Mức giá quá cao sẽ xua đuổi qua nhiều xe và con đường sẽ không hoạt động hết công năng của nó. Mức giá quá thấp thì tắc nghẽn sẽ không biến mất. Giải pháp tốt nhất là sẽ biến đổi mức phí theo thời gian dựa trên phân tích điều kiện giao thông hiện tại. Dự án phí đường bộ thí điểm (như dự án 1-394 ở Minnesota và 1-15 ở Nam California) sử dụng chip điện tử gắn dưới mặt đường để đo lường số lượng và tốc độ các phương tiện lưu thông. Máy tính sau đó sẽ tính toán mức phí mà sẽ thu hút đúng số lượng xe đó và không nhiều hơn. Giá cả sẽ cập nhật từng phút trên các bảng hiệu điện tử. Công nghệ phát tín hiệu và mạng lưới ăng-ten hiện đại đã đưa sự chờ đợi tại các trạm thu phí vào dĩ vãng. Vấn đề quan trọng là tốc độ được giữ ở mức cao (v > 45 dặm/giờ) và lưu lượng lưu thông xe phải cao hơn so với khi các phương tiện chen chúc nhau khi ùn tắc.
Để tối đa hóa hiệu quả, các nhà kinh tế sẽ muốn thu phí tất cả con đường, bắt đầu bằng những con đường cao tốc. Nhưng có lẽ các quan chức không thích chính sách này vì họ không muốn mất chức.
Bang Washington gần đây đã mở các làn đường thu phí tắc nghẽn trên tuyến liên bang 167. Mức phí cao nhất trong tháng đầu tiên hoạt động là 5,75 đô la. Có lẽ bạn không nghĩ mình sẽ phải trả một mức phí như vậy nhưng khoản tiền đó mang lại cho bạn một khoản tiết kiệm 27 phút ở Washington. Liệu một nửa giờ đó có đáng giá cho gần 6 đô la? Tôi nghĩ tôi biết câu trả lời, và nó là "tùy". Giá trị thời gian của hầu hết chúng ta biến động mạnh phụ thuộc vào hoạt động của mỗi chúng ta ở một ngày nào đó. Bạn phải đón con trễ ở nhà trẻ? trả 6 đô để tiết kiệm nửa tiếng là quá hời đấy chứ!
Tham khảo
0 comments:
Post a Comment